Logo
hotline
1900 9009
Hotline hỗ trợ 24/7
Time
T.Hai - C.Nhật
9AM - 8PM

Răng nanh: đặc điểm, vị trí, chức năng và bệnh lý

CHIA SẺ
Doctor

Được viết bởi: Bích Ngọc vào ngày 22 tháng 04 năm 2024.

Tham vấn: Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Hoàng Thùy Nhiên

Bình chọn bài viết

Răng nanh là một trong những chiếc răng có cấu trúc khác biệt và đóng vai trò quan trọng nhất trên cùng hàm. Răng nanh còn là một xu hướng thẩm mỹ mới được khá nhiều người quan tâm. Vậy chiếc răng này có chức năng gì và đặc điểm như thế nào? Mời bạn đọc cùng Nha khoa Quốc tế DAISY tìm hiểu những thông tin thú vị về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé. 

Giới thiệu Răng nanh

Răng nanh hay còn gọi là răng khểnh được mô tả là chiếc răng có bề mặt tròn và nhọn, nằm ở vị trí số 3 trên cung hàm, tính từ răng cửa vào. Răng nanh không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc xé thức ăn thành từng mảnh nhỏ, giúp quá trình ăn nhai trở nên dễ dàng hơn, mà còn mang lại vẻ đẹp duyên dáng và cuốn hút. Đồng thời răng nanh cũng giúp chúng ta phát âm tròn vành rõ chữ.

Răng nanh nằm tại vị trí số 3 trên cung hàm đóng vai trò quan trọng trong việc xé thức ăn và đảm bảo tính thẩm mỹ.  
Răng nanh nằm tại vị trí số 3 trên cung hàm đóng vai trò quan trọng trong việc xé thức ăn và đảm bảo tính thẩm mỹ

Răng nanh: Sự thật thú vị và đặc điểm

Răng nanh hay còn gọi là răng khểnh, chiếc răng này được xem là nét duyên dáng, cuốn hút của nhiều người. So với những chiếc răng còn lại trên cung hàm, răng nanh có đặc điểm, hình dáng, cấu trúc đặc biệt. Cùng tìm hiểu sự thật thú vị về răng nanh ngay dưới đây:

Răng nanh vĩnh viễn có kích thước to, dài và nhọn hơn răng nanh sữa
Răng nanh vĩnh viễn có kích thước to, dài và nhọn hơn răng nanh sữa

Vị trí

Người trưởng thành có bộ răng vĩnh viễn gồm 32 chiếc răng chia đều cho cả hai hàm. Mỗi người có 4 răng nanh, 2 ở hàm trên và 2 ở hàm dưới. Răng nanh ở người thuộc nhóm răng phía trước, tính từ răng cửa mỗi bên hướng vào phía bên trong thì răng nanh nằm ở vị trí số 3.

Hình dáng

Hình dáng của răng nanh vừa có nét giống răng cửa và vừa có nét giống răng cối nhỏ. Tuy nhiên so với răng cửa, răng nanh có thân dài hơn nhưng mỏng hơn, mặt nhai không bằng răng cửa. Răng nanh không có gờ răng như răng cối.

Răng nanh sữa ở trẻ em và răng nanh vĩnh viễn ở người lớn có sự khác biệt rõ rệt:

  • Răng nanh sữa: Có hình bầu tròn, nhọn nhẹ, có kích thước ngắn và nhỏ hơn răng vĩnh viễn.
  • Răng nanh vĩnh viễn: Có kích thước to, dài và nhọn hơn so với răng nanh sữa.

Răng nanh động vật săn mồi, động vật ăn thịt như sư tử, chó sói, hổ có cạnh sắc, cong, kích thước to và nhọn. Răng nanh có vai trò quan trọng trong sự tiến hóa của động vật ăn thịt. Với cấu trúc răng nanh đặc biệt, giúp chúng có thể dễ dàng xé nhỏ thức ăn thành từng mảnh nhỏ để nuốt vào dạ dày. Ngoài ra răng nanh là biểu tượng của sức mạnh. Đồng thời răng nanh ở động vật còn dùng để làm vũ khí tự nhiên tấn công, phòng vệ. 

Răng nanh ở động vật sắc nhọn
Răng nanh ở động vật sắc nhọn

Ở con người, răng nanh thường nhỏ và ít nhọn hơn so với các loài động vật săn mồi. Tuy nhiên chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cắn, xét thức ăn, đặc biệt là những loại thức ăn cứng, thịt. 

Răng nanh ở động vật còn ẩn chứa nhiều điều thú vị. Cùng khám phá “bộ nhá” của một vài loại động vật ngay dưới đây nhé:

lợn babirusa
Lợn Babirusa có nguồn gốc từ đảo Sulawesi của Indonesia, chúng nổi tiếng khi sở hữu chiếc răng nanh hàm trên phát triển đâm xuyên qua vòm miệng, dài, cong vòng gần đến mắt, trông khá đặc biệt

 

nai ma cà rồng
Nai “ma cà rồng” là động vật hoang dã sở hữu những chiếc răng nanh khá dài có kích thước gần 10cm, mọc xuyên qua hàm dưới. Ngoài việc răng nanh được sử dụng để xé thức ăn, răng nanh của chúng còn đóng vai trò như vũ khí chiến đấu, giao tranh với kẻ thù tấn công.

 

Cá răng nanh Payara tiêu diệt con mồi bằng cặp răng nanh, dài sắc nhọn. Răng nanh là một vũ khí tự nhiên giúp chúng có thể dễ dàng đâm xuyên qua cơ thể của nạn nhân.
Cá răng nanh Payara tiêu diệt con mồi bằng cặp răng nanh, dài sắc nhọn. Răng nanh là một vũ khí tự nhiên giúp chúng có thể dễ dàng đâm xuyên qua cơ thể của nạn nhân.

 

Hung thần Piranha sở hữu những chiếc răng nanh có hình tam giác, sắc nhọn.
Hung thần Piranha sở hữu những chiếc răng nanh có hình tam giác, sắc nhọn.

Chức năng của răng nanh

Răng nanh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cung hàm. Chúng thực hiện một số nhiệm vụ thiết yếu dưới đây:

chức năng của răng nanh

Xé thức ăn

Chức năng chính của răng nanh là xé thức ăn thành từng miếng nhỏ. Răng nanh có lớp men răng dày hơn so với các răng khác, giúp chúng chịu được lực nhai mạnh. Điều này giúp quá trình ăn nhai trở nên dễ dàng hơn, do răng nanh sắc, nhọn và có khả năng chịu lực lớn.

Hỗ trợ khớp cắn

Vị trí răng nanh mọc rất đặc biệt, nằm ở bốn góc của bốn vùng răng và được xem là cọc “hướng dẫn cho khớp cắn”. Cụ thể, răng nanh hướng dẫn vận động tiếp xúc của hàm dưới sang bên và trước bên, giúp khớp cắn hoạt động ổn định, chính xác, hạn chế tình trạng sai lệch khớp cắn. 

Ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Thông thường răng nanh có xu hướng mọc lộ ra bên ngoài. Do đó, khi sở hữu chiếc răng nhanh đẹp, đều đặn sẽ tạo nụ cười duyên dáng và rất cuốn hút. Bên cạnh đó, răng nanh mọc đúng vị trí trên cung hàm sẽ tạo sự hài hòa và cân đối cho khuôn mặt.

Ảnh hưởng đến phát âm

Răng nanh có vị trí đặc biệt, nằm giữa trung tâm của hàm răng, gần với môi và lưỡi. Răng nanh đóng vai trò quan trọng làm điểm tựa giúp lưỡi định vị chính xác. Từ đó, tạo ra âm thanh rõ ràng, đặc biệt đối với các âm có sự ma sát của lưỡi với răng như: /s/ /t/ /d/ /z/,…

Các vấn đề về răng nanh

Như đã đề cập ở trên, răng nanh sẽ tạo nên sự duyên dáng nếu mọc bình thường trên cung hàm. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển răng, răng nanh có thể gặp phải một vấn đề dưới đây:

Mọc lệch, khểnh

Răng nanh mọc lệch hay răng khểnh là dạng răng mọc không đều đặn so với những chiếc răng khác trên cung hàm, mà có xu hướng mọc chếch ra phía ngoài hay thụt vào bên trong. Răng khểnh hình thành có thể do một số nguyên nhân dưới đây:

Răng mọc khểnh do nhiều nguyên nhân
Răng mọc khểnh do nhiều nguyên nhân
  • Yếu tố di truyền: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hàm răng là một trong những tình trạng dễ di truyền nhất. Cụ thể, nếu ông bà, bố mẹ hoặc người thân có răng khểnh thì khả năng cao là con cái sinh ra cũng có răng khểnh.
  • Thói quen xấu: Một số thói quen xấu như mút tay, đẩy lưỡi hay nghiến răng,… đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển răng của trẻ. Từ đó, dẫn đến tình trạng răng mọc khấp khểnh.
  • Mất răng sữa quá sớm: Răng sữa rất quan trọng, nếu trong trường hợp răng sữa bị mất sớm, có thể khiến răng vĩnh viễn mọc chen lấn vào vị trí của nhau và dẫn đến tình trạng răng mọc khểnh.

Nếu răng khểnh mọc bình thường và không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cũng như sức khỏe răng miệng thì có thể không cần phải can thiệp bất cứ phương pháp thẩm mỹ nha khoa nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, răng khểnh có tác động xấu đến các yếu tố trên, bạn có thể cân nhắc việc niềng răng hoặc bọc răng sứ để điều chỉnh răng về đúng vị trí và tránh ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ hàm răng.

Bọc sứ thẩm mỹ răng khểnh

Bọc răng sứ thẩm mỹ là một trong những phương pháp giải quyết tình trạng răng khểnh tối ưu. Bác sĩ sẽ tiến hành mài nhỏ răng với tỷ lệ nhất định mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc răng. Sau đó bọc mão sứ bên ngoài để mang lại hàm răng đều đẹp, trắng sáng.

Phương pháp bọc răng sứ để khắc phục tình trạng thẩm mỹ răng khểnh
Phương pháp bọc răng sứ để khắc phục tình trạng thẩm mỹ răng khểnh

Niềng răng khểnh

Trong trường hợp nếu răng khểnh bị mọc lệch nhiều so với các răng còn lại trên cung hàm. Lúc này, cần thực hiện kỹ thuật chỉnh nha để niềng lại răng khểnh. Bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ chỉnh nha như dây cung, mắc cài hoặc khay niềng trong suốt tác động lên răng một lực giúp nắn chỉnh răng khểnh về vị trí đúng trên cung hàm. Đây là một trong những phương pháp được các chuyên gia đánh giá cao về tính thẩm mỹ cũng như độ an toàn.

Niềng răng khểnh là phương pháp được nhiều người lựa chọn.
Niềng răng khểnh là phương pháp được nhiều người lựa chọn

Mặc dù, việc lựa chọn khắc phục răng nanh mọc lệch bằng phương pháp niềng răng hoặc bọc răng sứ đều mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất bạn vẫn đến nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và kiểm tra tình trạng răng. Từ đó, chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Mọc ngầm

Trong tất cả các răng có xu hướng mọc ngầm thì răng nanh là một trong những loại răng chiếm tỷ lệ mọc ngầm cao nhất, khoảng 2-3% dân số. Hiện tượng răng nanh mọc ngầm có thể do: 

Hiện tượng răng nanh mọc ngầm do nhiều nguyên nhân
Hiện tượng răng nanh mọc ngầm do nhiều nguyên nhân
  • Răng sữa rụng quá muộn khiến răng vĩnh viễn không đủ chỗ để mọc lên. Từ đó, dẫn đến tình trạng răng nanh mọc ngầm.
  • Trong quá trình phát triển răng, chân răng hình thành chậm, răng cửa kém phát triển, mầm răng mọc lệch lạc là những nguyên nhân khiến răng nanh mọc ngầm.
  • Ngoài ra, răng nanh mọc ngầm còn do một số nguyên nhân như di truyền, răng bị chấn thương nội tiết, khe hở môi, nhổ răng quá sớm,…

Răng nanh có thể mọc ngầm trong xương hàm, gây ra các vấn đề về răng miệng.

Răng nanh có thể mọc ngầm trong xương hàm, gây ra các vấn đề về răng miệng. Bên cạnh đó, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời. Những biến chứng cụ thể là:

  • Tiêu xương ổ răng
  • Hình thành năng thân răng
  • Làm tiêu răng, nghiêng, hoặc xoay các răng vĩnh viễn lân cận
  • Tiêu thân răng ngầm
  • Lệch đường giữa
  • Dính khớp

Sâu răng, viêm tủy

Sâu răng là một trong những tình trạng thường gặp ở bất cứ chiếc răng nào trên cung hàm. Sâu răng xảy ra khi vi khuẩn tấn công gây hại các mô cứng của răng nanh. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào, hình thành các lỗ thủng trên bề mặt răng. Sâu răng tiến triển nặng có thể lây lan đến tủy răng gây viêm tủy.

Chăm sóc răng đúng cách để bảo vệ răng toàn diện ngăn ngừa nguy cơ sâu răng
Chăm sóc răng đúng cách để bảo vệ răng toàn diện ngăn ngừa nguy cơ sâu răng

Nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Do đó việc vệ sinh răng miệng đúng cách và kỹ lưỡng là vô cùng quan trọng, giúp bảo vệ hàm răng chắc khoẻ và ngăn ngừa nguy cơ sâu răng tối đa. 

Mất răng nanh

Mất răng nanh làm suy giảm chức năng ăn nhai. Đồng thời gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ khuôn mặt. Do đó việc lựa chọn phương pháp phục hình răng thẩm mỹ để cải thiện các vấn đề trên là vô cùng cần thiết. Hiện nay có các phương pháp được nhiều người lựa chọn để thay thế răng mất như trồng răng Implant hoặc cầu răng sứ.

Trồng răng Implant

Trồng răng Implant là một trong những kĩ thuật nha khoa hiện đại. Phương pháp giúp thay thế răng mất mang lại hiệu quả tối ưu nhất hiện nay và được nhiều người lựa chọn. Bác sĩ sẽ tiến hành đặt trụ Implant vào vị trí răng mất để thay thế cho chân răng. Sau đó bác sĩ sẽ chụp mẫu răng sứ lên trên thay thế cho phần thân răng đã mất.

Trồng răng Implant là giải pháp khắc phục răng mất hiệu quả cao
Trồng răng Implant là giải pháp khắc phục răng mất hiệu quả cao

Trồng răng Implant giúp người bệnh ăn nhai thoải mái và đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Trụ Implant đặt cố định trong xương hàm được làm bằng vật liệu Titanium thân thiện với môi trường khoang miệng, an toàn lành tính và không gây kích ứng. Đặc biệt có thể ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm và sử dụng vĩnh viễn nếu được chăm sóc tốt. 

Cầu răng sứ

Cầu răng sứ là phương pháp làm răng giả cố định mang lại hiệu quả cao, được ứng dụng phổ biến trong nha khoa. Áp dụng đối với những trường hợp cần phục hình thẩm mỹ một hoặc hai răng bị mất. 

Phương pháp cầu răng sứ

Bác sĩ tiến hành mài răng xung quanh chiếc răng bị mất theo tỉ lệ nhất định để làm trụ. Sau đó sử dụng 1 cầu răng sứ để chụp lên trên 2 chiếc răng đã mài. Cầu răng sứ sẽ được bác sĩ gắn cố định trên các răng trụ. Điều này giúp lấp đầy khoảng trống mất răng, khôi phục chức năng ăn nhai như răng thật. Cầu răng sứ có thể bao gồm từ 2 đến 5 chiếc răng gắn liền nhau. 

Răng nanh trong văn hóa

Khi răng khểnh được nhiều người ưa chuộng, trào lưu “độ” răng nanh như “ma cà rồng” nở rộ. Mốt đắp thêm răng khểnh từng gây sốt, thậm chí nhiều người còn đi gặp bác sĩ để có những chiếc răng khểnh, tạo nên sự duyên dáng và nụ cười ấn tượng. 

Theo quan niệm của người phương Đông, phái đẹp sở hữu răng khểnh là nét duyên dáng, tự nhiên trên khuôn mặt, rất ấn tượng, cuốn hút và mang lại giá trị thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, người phương Tây lại cho rằng chiếc răng khểnh này sẽ không mang đến những điều may mắn.

Trong phong thuỷ người Việt, răng khểnh đôi khi là điềm báo phong thuỷ. Tuỳ vào cơ địa răng hàm của mỗi người mà răng nanh có thể là điềm báo xấu hoặc tốt. Do đó, việc quyết định nhổ răng nanh hay không còn tùy thuộc vào tư tưởng của mỗi người.

Chăm sóc răng nanh đúng cách

Nhìn chung, răng nanh đóng vai trò quan trọng giúp hoàn thiện chức năng ăn nhai cũng như mang lại sự cân đối hài hòa cho tổng thể khuôn mặt. Do đó việc chăm sóc răng nanh đúng cách là vô cùng quan trọng, các biện pháp bao gồm:

Cần đến nha khoa thăm khám định kỳ
Cần đến nha khoa thăm khám định kỳ
  • Đánh răng đúng cách hai lần mỗi ngày sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ để loại bỏ hoàn toàn mảng bám, mảnh vụn thức ăn còn sót lại trên bề mặt răng, hạn chế vi khuẩn phát triển và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng xảy ra. Thao tác đánh răng nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương răng và nướu.
  • Kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để răng được làm sạch hoàn toàn.
  • Bạn cần đến nha khoa thăm khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe răng miệng và phát hiện sớm các bệnh lý nếu có để điều trị kịp thời và hiệu quả.

FAQ’s – Những câu hỏi thường gặp

  • Nhổ răng nanh có ảnh hưởng gì không?

Răng nanh đóng vai trò quan trọng, nếu nhổ bỏ bất cứ chiếc răng nanh nào trên cung hàm cũng ảnh hưởng rất lớn đến chức năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ khuôn mặt. Nếu răng nanh mọc bình thường và không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khoẻ tổng thể thì tuyệt đối không nên nhổ bỏ. 

  • Răng nanh có phải răng sữa không?

Thông thường, răng sữa ở trẻ em cũng có 20 chiếc. Trong đó có 4 chiếc răng nanh. Do vậy, răng nanh là răng sữa.

  • Làm sao để răng nanh đẹp?

Để có được chiếc răng nanh đẹp ngoài việc chăm sóc đúng cách, ăn uống hợp lý và tái khám định kỳ. Bạn cũng có thể áp dụng các phương trám răng hoặc bọc răng sứ, trồng răng Implant. Tuy nhiên điều quan trọng bạn cần tìm đến nha khoa uy tín thăm khám để bác sĩ kiểm tra, đánh giá và đưa ra phương pháp phù hợp.

Răng nanh đóng vai trò quan trọng trong việc nhai, cắn xé thức ăn đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ khuôn mặt. Tuy nhiên, chiếc răng này cũng có thể gặp tình trạng mọc ngầm, mọc lệch, thậm chí gây ra một số bệnh lý về răng miệng. Do đó, việc chăm sóc răng miệng đúng cách để duy trì răng nanh khỏe mạnh là vô cũng cần thiết. Nếu nhận thấy bất cứ vấn đề nào bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ thăm khám ngay nhé. Vui lòng liên hệ đến hotline 1900 9009 của Nha khoa Quốc tế DAISY và đặt lịch hẹn tại đây để được tư vấn chi tiết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết liên quan
răng tiền hàm
Răng tiền hàm: cấu tạo, chức năng và những điều cần biết
 NGÀY ĐĂNG 22/04/2024
 60 XEM
vị trí chức năng cấu tạo răng cửa
Răng cửa: Vị trí, chức năng, cấu tạo và các vấn đề thường gặp
 NGÀY ĐĂNG 22/04/2024
 38 XEM
Vui lòng để lại thông tin, nhu cầu của quý khách.
Nha khoa Quốc tế DAISY sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm
Quý khách vui lòng điền đầy đủ thông tin !